Home Tin Tức Thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ cần lưu ý những gì?

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ cần lưu ý những gì?

by admin
0 comment
Thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ cần lưu ý những gì?
Hiện này hầu hết chúng ta đều biết thụ tinh nhân tạo là một phương pháp hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, phương pháp này còn là một cách hữu hiệu cho các cặp đôi thuộc cộng đồng LGBTQ có thể sinh con.

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ được thực hiện ra sao? Nếu bạn đang tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ sinh sản cho cặp đôi đồng tính nữ (LES) thì hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ cần lưu ý những gì?

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ cần lưu ý những gì?

Vấn đề pháp lý đối với thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ

Vấn đề pháp lý đối với thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ

Vấn đề pháp lý đối với thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ

 

Pháp luật đã có Nghị định 10/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/01/2015 về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo đó, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi); theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thụ tinh trong ống nghiệm: Sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi;

2. Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai;

3. Noãn là giao tử của nữ;

4. Tinh trùng là giao tử của nam;

5. Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng;

6. Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật;

7. Người có thể mang thai hộ: Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.

Ngoài ra, theo khoản 2 điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nhà nước không (chưa) thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Với sự tiến bộ của xã hội và việc nhiều nước trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới, hi vọng Pháp luật Việt Nam sẽ sớm có những thay đổi để phù hợp hơn.

Do vậy, cặp đôi đồng giới nữ có thể sinh con bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm cho mẹ đơn thân (xin tinh trùng để kết hợp với noãn của người mẹ, tạo thành phôi rồi chuyển lại vào tử cung của người mẹ).

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ

Việc thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ được thực hiện theo các phương pháp gồm: xin tinh trùng; trữ đông trứng; thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Xin tinh trùng

Với các cặp đồng tính nữ có thể xin tinh trùng với tư cách là mẹ đơn thân. Họ có thể xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, người thân hoặc bạn bè quen biết.

Còn với người hiến tinh trùng thì phải đảm bảo các điều kiện sau theo quy định của Pháp luật:

  • Từ 20 tuổi trở lên.
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
  • Không mắc các bệnh lý tâm thần và di truyền cho thế hệ sau.

Sau khi người đồng giới nữ đã tìm được mẫu tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, người thân hoặc bạn bè. Bác sĩ sẽ tư vấn cho họ thực hiện thụ tinh theo kỹ thuật bơm trứng vào tử cung hoặc thụ tinh ống nghiệm.

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ với IUI

Bơm tinh trùng vào tử cung (Intrauterine insemination – IUI) là một phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ trong ngày rụng trứng bằng một ống thông mỏng.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là phương pháp giúp tinh trùng và trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể con người. IVF lấy trứng từ buồng trứng và cho tinh trùng thụ tinh thủ công trong phòng thí nghiệm.

Vài ngày sau khi thụ tinh, trứng đã thụ tinh (hay còn gọi là phôi thai) sẽ được bác sĩ đặt vào bên trong tử cung của người phụ nữ. Sau đó, quá trình mang thai sẽ diễn ra khi phôi này tự cấy vào thành tử cung.

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ với đông lạnh trứng

Đông lạnh trứng (Egg freezing) là phương pháp đông lạnh, lưu trữ và bảo quản lạnh tế bào trứng của người phụ nữ. Đây là một cách để đảm bảo chất lượng trứng cho khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này.

Phương pháp này không giống như đông lạnh trứng đã thụ tinh (trữ lạnh phôi – embryo cryopreservation) vì trứng không được thụ tinh trước khi đông lạnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản để kích trứng rụng trứng nhằm tạo ra nhiều trứng để lấy ra như cách trữ đông phôi.

Như vậy với bài viết này, bạn nào vẫn còn băn khoăn với câu hỏi Thụ tinh nhân tạo cho người đồng tính nữ cần lưu ý những gì? thì có thể hoàn toàn yên tâm cả về mặt luật pháp cũng như phương pháp thực hiện. Chúc các bạn đồng tính nữ nhanh được làm mẹ.

You may also like