Home Tin Tức Tụt huyết áp khi mang thai cần xử lý như nào 2023

Tụt huyết áp khi mang thai cần xử lý như nào 2023

by admin
0 comment

Tụt huyết áp khi mang thai thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc tụt huyết áp sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu… Chính vì thế, chị em nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để khắc phục tình trạng tụt huyết áp khi mang thai.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI

Thông thường, ở người khỏe mạnh, huyết áp sẽ dao động trong khoảng 120/80mmHg đến 140/90mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, tụt huyết áp là khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 100/60 mm Hg.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em mang thai bị tụt huyết áp

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em mang thai bị tụt huyết áp

Chị em bầu bí thường bị tụt huyết áp là do:

  • Hormone progesterone tăng cao sẽ làm giãn các mạch máu, ảnh hưởng tới sự lưu thông máu trong cơ thể
  • Cơ thể chị em gầy ốm, thiếu máu, thiếu ăn ít, thiếu vitamin B12, axit folic
  • Mang thai đôi, ba
  • Có tiền sử mắc bệnh lý về huyết áp, nhiễm trùng cấp tính, mắc bệnh suy tuyến giáp….
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu, stress kéo dài
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Tụt huyết áp khi mang thai khá phổ biến ở các mẹ bầu. Thế nhưng chị em không nên coi thường tình trạng này bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

DẤU HIỆU CẢNH BÁO TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI

Thông thường, khi bị tụt huyết áp khi mang thai, chị em sẽ thấy:

  • Thở dốc khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang 
  • Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy đột ngột hoặc đứng lâu
  • Buồn nôn và nôn
  • Dễ cáu gắt, tức giận, luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Đổ mồ hôi lạnh
Khi bị tụt huyết áp, chị em sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dễ cáu gắt, mệt mỏi...

Khi bị tụt huyết áp, chị em sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dễ cáu gắt, mệt mỏi…

  • Da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sắc
  • Da khô, tóc rụng
  • Choáng váng, chân tay run, ngất xỉu

Nếu gặp tình trạng này, mẹ cần đi khám ngay để có biện pháp xử trí kịp thời. Càng để lâu, tình trạng tụt huyết áp diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI RẤT NGUY HIỂM

Tụt huyết áp khi mang thai có thể làm mẹ bầu bị ngất xỉu do thiếu oxy truyền lên não và các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển.

Nếu mẹ bầu bị ngất xỉu khi đang leo cầu thang hoặc tham gia giao thông có thể khiến cơ thể bị ngã chấn thương, sốc, đe dọa tới tính mạng và làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tụt huyết áp còn có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung, xuất huyết khi sinh con Mẹ bầu bị thiếu huyết áp còn làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non hoặc thiếu cân.

Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng mà tụt huyết áp có thể gây ra, chị em trong thời gian mang thai nên chú ý sức khỏe và thăm khám định kỳ.

Những việc cần làm để chuẩn bị mang thai - HUGGIES® Việt Nam

Chị em cần theo dõi thai kỳ đều đặn để khắc phục sớm những vấn đề về sức khỏe

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TỤT HUYẾT ÁP KHI MANG THAI

Tụt huyết áp khi mang thai có thể được kiểm soát và loại bỏ dần bằng nhiều cách khác nhau.

Về chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, củ quả và các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất… tốt cho cơ thể
  • Không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thụ, đồng thời tránh tình trạng buồn nôn và khó chịu ở đường tiêu hóa khi mang thai do thai phát triển to dần lên.
  • Nên uống nhiều nước, hạn chế các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê
  • Nên ăn mặn hơn một chút do natri trong muối có thể làm tăng huyết áp
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh

Về chế độ sinh hoạt

  • Nên chú ý ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya
  • Không nên xông hơi hoặc ngâm nước quá lâu Không nên thay đổi tư thế đột ngột vì máu chưa kịp đưa tới khắp nơi trong cơ thể
  • Tránh làm việc nặng, hạn chế đi lại hoặc đứng một chỗ lâu, hạn chế tới những nơi đông người để tránh trường hợp không đủ không khí, khó thở.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao bằng những động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Theo các chuyên gia y tế, việc thường xuyên vận động có thể giúp duy trì huyết áp ổn định.

You may also like