Home Tin Tức Làm ivf tiêm kích trứng bao nhiêu ngày, tiêm vào lúc nào thì tốt nhất?

Làm ivf tiêm kích trứng bao nhiêu ngày, tiêm vào lúc nào thì tốt nhất?

by admin
0 comment

Tiêm kích trứng là thuật ngữ đã không còn xa lạ với các chị em phụ nữ điều trị vô sinh hiếm muộn, khó có con. Đây là bước chuẩn bị thiết yếu đầu tiên trong quá trình thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Tiêm kích trứng là gì?

Tiêm kích trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết bằng đường tiêm nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển đến giai đoạn trưởng thành và chín, rụng của trứng. Khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG giúp trứng rụng (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng).

Tiêm kích trứng được chỉ định cho các cặp vợ chồng lấy nhau 1-2 năm chưa có thai, các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, không phóng được noãn, các trường hợp bệnh nhân đa nang buồng trứng hay chị em làm thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra, có một vài trường hợp các mẹ tiêm kích trứng liều thấp nhằm tăng khả năng có thai tự nhiên.

Tiêm kích trứng vào thời điểm nào?

Sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm ban đầu cần thiết, bác sĩ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người phụ nữ và tư vấn, kê phác đồ điều trị cho bạn.

Tiêm kích trứng được tiến hành vào ngày 2 chu kỳ kinh nếu sức khỏe người phụ nữ thuận lợi.

Tiêm kích trứng bao nhiêu ngày?

Thời gian kích thích trứng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, mức độ đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân, thường dao động  từ 10-12 ngày.

Tiêm kích trứng bao nhiêu tiền?

Với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau. Hay với mục đích kích trứng làm thụ tinh nhân tạo IUI, thụ tinh trong ống nghiệm IVF chi phí cũng khác nhau. Nên chi phí tiêm kích trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mỗi bệnh nhân có mức giá khác nhau.

Thông thường, mức giá trung bình khi kích trứng làm thụ tinh nhân tạo IUI rơi vào khoảng 5 – 7 triệu. Mức giá trung bình khi kích trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF rơi vào khoảng 25 – 35 triệu.

Nếu người vợ càng trẻ tuổi, mức độ đáp ứng thuốc tốt thì tiền thuốc có thể giảm bớt và ngược lại.

Tiêm kích trứng làm IVF

Khác với chu kỳ thụ tinh nhân tạo IUI, để có một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm IVF hiệu quả thì số lương nang noãng trung bình cần đạt được sau khi kích thích buồng trứng là 8 – 10 tnang noãng trưởng thành.

2 phác đồ kích thích buồng trứng thường được sử dụng trong IVF là:

Phác đồ dài: Phác đồ dài: người phụ nữ được thuốc tiêm kích thích buồng trứng bắt đầu từ ngày 14 – 21 của chu kỳ kinh nguyệt, hay có thể sử dụng từ ngày thứ 21 của chu kỳ kinh trước hoặc từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Mỗi phác đồ kích trứng phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý và sự đáp ứng thuốc của buồng trứng của bệnh nhân.

Thông thường, ngày thứ 6 sau khi sử dụng phác đồ kích trứng bệnh nhân sẽ được siêu âm theo dõi nang noãng. Sau đó tùy vào tình hình số lượng nang noãn phát triển mà bác sĩ sẽ hẹn siêu âm theo dõi ở các mộc thời gian sau đó. Thông thường mỗi 2 – 3 ngày hoặc siêu âm mỗi ngày.

Mũi tiêm hCG kích thích phóng noãn được tiêm khi kích thước trứng phát triển đạt tiêu chuẩn. Thủ thuật chọc trứng được tiến hành sau đó khoảng 34- 36 giờ sau tiêm hCG.

Phác đồ ngắn: Với phác đồ ngắn, bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc vào ngày 2 – 3 chu kỳ kinh đến ngày thứ 7 chu kỳ kinh, sau đó có thể được tiêm thuốc dưới da. Bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển của nang noãn trong thời gian kích thích buồng trứng. Sử dụng hCG khi các nang noãn đạt tiêu chuẩn, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng.

Tiêm kích trứng ăn gì?

Vấn đề tiêm kích trứng ăn gì, kiêng gì khiến các chị em lo lắng lắm phải không? Các mẹ vẫn thường truyền tai nhau những thực phẩm được xem rất tốt cho vợ chồng mong muốn có bé như sữa đậu nành, bơ, sầu riêng, trứng gà, sữa ong chúa… dành cho người phụ nữ; người chồng nên uống nước giá đỗ, ăn nhiều sò huyết, hàu, thịt bò, trứng vịt lộn… Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo, điều quan trọng vẫn là ăn uống đa dạng, đủ chất giúp đảm bảo sức khỏe, nguồn năng lượng.

You may also like