Home Tin Tức Bà bầu nên ăn gì giữa thai kỳ để con phát triển tốt nhất

Bà bầu nên ăn gì giữa thai kỳ để con phát triển tốt nhất

by admin
0 comment

3 tháng giữa của thai kỳ được tính từ khi mẹ bắt đầu bước sang tuần thứ 13 đến khi hết tuần thứ 27 sau khi mang thai. Trong giai đoạn này, bé có sự phát triển vượt trội về mặt kích thước hơn là về cân nặng. Cụ thể, trong tam cá nguyệt thứ 2, kích thước của thai nhi có thể tăng thêm gần 30cm về chiều dài (từ 7.4cm lên 36.6cm) nhưng cân nặng chỉ tăng lên khoảng 850g (từ 23g lên 875g).

Để trẻ tăng trưởng “thần tốc” như vậy, dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ “nguyên liệu” cho thai nhi sử dụng. Trong giai đoạn này, bất kỳ sự thiếu hụt vi chất nào cũng có thể khiến thai nhi phát triển bất thường, gây dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non hoặc thậm chí lưu thai.

Bà bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để vào con?

Cơ thể còn người cần đến 13 vitamin và 14 khoáng chất khác nhau để phát triển khỏe mạnh. Trong đó, sắt, canxi, folate, vitamin D, chất đạm và chất béo omega-3 là 6 dưỡng chất quan mà mẹ bầu dễ bị thiếu hụt nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ nên tập trung ăn:

1. Bầu 3 tháng giữa nên ăn thực phẩm giàu sắt

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều sắt bởi đây là khoáng chất quan trọng cấu tạo nên hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến nuôi dưỡng các mô và tế bào. Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, tổng khối lượng máu trong cơ thể mẹ cần phải tăng lên thêm 40% để đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Do đó, nhu cầu về chất sắt trong cơ thể mẹ lúc này là rất cao.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ cần phải bổ sung ít nhất 41.1mg sắt mỗi ngày trong suốt giai đoạn 3 tháng giữa để cơ thể không bị thiếu hụt vi chất. Bên cạnh việc uống bổ sung thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần ăn thêm nhiều loại thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa sớm bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như thịt đỏ, hải sản, các loại ngũ cốc, hạt, đậu và các loại rau lá có màu xanh đậm,…

12 thực phẩm lành mạnh có nhiều chất sắt | Vinmec

Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì chứa nhiều sắt để ngăn ngừa bệnh thiếu máu

2. 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần quan trọng có mặt trong mọi tế bào sống. Chúng tham gia vào quá trình hình thành mô, tế bào, enzyme, hóc môn, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của cả mẹ và bé. Nhờ đó, ăn nhiều thực phẩm protein giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh. Ngược lại, một khẩu phần ăn có chứa quá ít protein sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

Theo thống kê, chiều dài và cân nặng của thai nhi phát triển tốt nhất khi tổng năng lượng do protein cung cấp chiếm 20% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn của mẹ. Do đó, mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều protein để giúp trẻ phát triển tối ưu, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt và các loại đậu.

20 thực phẩm giàu protein, ngon miệng dễ ăn | Vinmec

Mẹ mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều đạm để hỗ trợ thai nhi tăng trưởng đạt chuẩn

3. Bầu 3 tháng giữa nên ăn thực phẩm giàu canxi để vào con

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương, răng, hệ thống thần kinh và cơ bắp của thai nhi. Canxi cũng giúp ngăn ngừa chứng tiền sản giật, sinh non và loãng xương ở mẹ bầu. Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thường xuyên tiêu thụ lượng canxi dưới mức tối ưu (<500mg / ngày) sẽ có nguy cơ bị suy giảm mật độ khoáng chất xương nhiều hơn trong thai kỳ. Do đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu cần được bổ sung canxi ít nhất 1200mg / ngày để ngăn ngừa sớm các bệnh lý nghiêm trọng do hạ canxi huyết gây ra.

Để bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể, mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa bò tiệt trùng, sữa chua, phô mát, bánh bông lan. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong các loại đậu (đặc biệt là đậu nành); các loại hạt (hạt mè, hạt chia, hạt hướng dương,…) và các loại rau củ quả khác (rau má, cải bó xôi, bông cải xanh, nước ép cam, chuối, táo,…).

Top 10 thực phẩm giàu canxi giúp bé cao lớn vượt trội

Canxi chứa nhiều trong sữa, trứng, các loại hạt, đậu và rau lá xanh

4. Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn thực phẩm giàu folate

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc bổ sung sớm folate (axit folic) trước và trong thai kỳ giúp phòng ngừa sớm các dị tật ống thần kinh như khuyết tật mạch máu não, rối loạn phát triển não bộ và dị tật nứt đốt sống. Bên cạnh đó, folate còn tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào máu mới, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ bầu.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu cần được bổ sung ít nhất 600mcg folate mỗi ngày để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Theo đó, mẹ có thể vừa dùng thuốc bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ, vừa kết hợp bổ sung các loại thực phẩm giàu folate vào trong khẩu phần ăn của mình, chẳng hạn như:

  • Các loại rau xanh: Cải bó xôi, cải xanh, cải cúc, rau diếp cá, rau dền,…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu đỏ, đặt mắt đen, đậu lăng, đậu nành, đậu xanh,…
  • Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt dẻ cười, hạt sen, hạt cây gai dầu, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt điều,…
  • Ngũ cốc: Gạo lứt, gạo công nghiệp (tinh chế) có bổ sung folate, bột mì nguyên cám, yến mạch nguyên cám,…
  • Trái cây: Cam, dâu tây, chanh dây, bưởi,…
8 loại thực phẩm giàu Folate - Viam Clinic

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều folate để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ

5. Bầu 3 tháng giữa nên ăn thực phẩm giàu vitamin D

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn trẻ phát triển vượt trội về kích thước. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ vitamin D trong 3 tháng giữa thai kỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của xương, quá trình hình thành men răng cũng như đảm bảo sự tăng trưởng chung về kích thước lẫn cân nặng của thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D thấp trong huyết thanh làm gia tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân so với tuổi thai, khiến mẹ dễ bị sinh non và trầm cảm sau sinh. Do đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu cần được bổ sung ít nhất 20mcg vitamin D mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Theo đó, mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều vitamin D, chẳng hạn như sữa, sữa chua, phô mát, kem (bơ) động vật, gan động vật, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, các loại cá béo vùng nước lạnh (cá hồi, cá ngừ, cá trích,…), các loại nấm (nấm mồng gà, nấm bụng dê, nấm hương, nấm mỡ,…).

Bạn đã biết những thực phẩm bổ sung vitamin D cho cơ thể?

Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá béo, trứng, sữa, yogurt, pho mát, nấm và các loại đậu

6. Mang thai 3 tháng giữa nên ăn thực phẩm giàu Omega 3

Tiêu thụ nhiều omega-3 trong thai kỳ đã được chứng minh là giúp thai nhi phát triển hoàn thiện não bộ, thị lực, hệ thần kinh, đồng thời giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng chuyển dạ sớm, tiền sản giật và suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại, mẹ bầu tiêu thụ ít hơn 150 mg omega-3 mỗi ngày có nguy cơ sinh non cao gấp 3.8 lần so với những người thường xuyên ăn các loại cá béo chứa nhiều omega-3. Để bổ sung omega-3 vào khẩu phần ăn của mình, mẹ có thể tăng cường tiêu thụ:

  • Cá béo vùng biển lạnh: Cá hồi, cá ngừ, cá saba, cá trích, cá mòi,…
  • Lòng đỏ trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng cút,…
  • Dầu thực vật: Dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu hạt mù tạc, dầu canola,…
  • Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, hạt dẻ, hạt cây gai dầu,…
  • Các loại đậu: Đậu tây, đậu nành, đậu nành Nhật (edamame), đậu đen, đậu lăng,…
  • Các loại rau xanh: Rong biển, bắp cải Brussels, cải xoăn, xà lách xoong, cải bó xôi,…
15 Thực Phẩm Giàu Omega 3 Tốt Nhất Trong Tự Nhiên

Mẹ mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì chứa nhiều omega-3 để giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật và sinh non

20 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Bà bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa cần cung cấp đủ các dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của thai nhi. Các thực phẩm tốt cho bà bầu ở giai đoạn này bao gồm:

1. Sữa và các sản phẩm từ sữa tiệt trùng

Sữa và sản phẩm từ sữa tiệt trùng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi vì chúng chứa nhiều canxi, protein, vitamin D cùng hơn 15 loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Canxi giúp xương và răng phát triển, protein hỗ trợ tăng trưởng tế bào còn vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi và cải thiện hệ miễn dịch.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu cần tiêu thụ ít nhất 5 đơn vị sữa và các chế phẩm từ sữa mỗi ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu vi chất. Khẩu phần này tương đương với 500ml sữa tươi / 500g sữa chua và 75g phô mai mỗi ngày. Lưu ý, khi tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa động vật, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả mẹ và thai nhi.

2. Bầu 3 tháng giữa nên ăn thịt nạc

Thịt nạc là nguồn cung cấp protein và chất sắt dồi dào cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, việc ít tiêu thụ các loại thịt trong thai kỳ có thể làm giảm sút nồng độ ferritin (một loại protein có nhiệm vụ dự trữ sắt cho thai nhi) trong dây rốn, từ đó khiến thai nhi bị tổn thương hệ thần kinh hoặc bị chậm tăng trưởng do thiếu máu.

Ngược lại, việc ăn đầy đủ và đa dạng các loại thịt nạc, chẳng hạn thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và cá trong khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về kích thước lẫn cân nặng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần ăn đủ 6 đơn vị thịt mỗi ngày, điều này tương đương với 204g thit bò / 186g thịt lợn nạc / 252g thịt gà hoặc 210g phi lê cá để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi.

3. Tôm

Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn ăn gì để vào con 3 tháng giữa thì tôm là một sự lựa chọn đáng cân nhắc bởi trong thịt tôm chứa rất nhiều đạm, vitamin B2, vitamin D, axit béo omega 3, sắt, magiê, i-ốt và đặc biệt là selen. Trong đó, sắt giúp thai nhi ngăn ngừa sớm bệnh thiếu máu, i-ốt giúp trẻ phát triển hệ thần kinh khỏe mạnh, không bị mắc chứng sa sút trí tuệ còn selen giúp làm giảm các biến chứng khi mang thai, sẩy thai và sinh non.

TÔM CÀNG XANH

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, nếu không ăn thịt nạc, trứng và các loại đậu, mỗi ngày mẹ có thể ăn tối đa 180g tôm để cung cấp đủ hàm lượng đạm mà cơ thể cần. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn tôm khi đã được nấu chín kỹ và ăn tối đa 2 – 3 bữa mỗi tuần để hạn chế tình trạng ngộ độc thủy ngân do tiêu thụ tôm quá nhiều trong suốt một thời gian dài.

4. Cá hồi và các loại cá béo

Cá béo chứa các loại axit béo omega-3 (DHA, EPA) rất tốt cho cơ thểcùng với một hàm lượng cao protein và vitamin D. Trong đó DHA cùng EPA giúp trẻ phát triển hoàn thiện não bộ và thị giác; protein giúp xây dựng các tế bào cơ bắp, tế bào máu và các kháng thể trong hệ miễn dịch; trong khi vitamin D giúp bé tăng cường hấp thu canxi để phát triển xương. Mẹ bầu có thể linh động bổ sung các loại cá béo vào trong khẩu phần ăn của mình bằng cách luân phiên thay đổi giữa thịt cá hồi với cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá saba hoặc cá thu để bữa ăn thêm phần đa dạng hơn.

5. 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn ngũ cốc nguyên hạt

Khi mẹ chưa biết mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì thì ngũ cốc nguyên hạt là một sự lựa chọn mẹ không nên bỏ qua. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, yến mạch, lúa mì đều là những nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B, sắt, kẽm và magiê dồi dào cho cơ thể.

Trong đó, chất xơ giúp mẹ hạn chế được tính trạng táo bón; vitamin B hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm; sắt hỗ trợ sản xuất máu; magiê giúp ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật và cao huyết áp. Do đó, ngũ cốc nguyên hạt là một loại thực phẩm mẹ không nên bỏ qua khi xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cho bé.

6. Bầu 3 tháng giữa nên ăn bông cải xanh

Bông cải xanh cũng là một sự lựa chọn thông minh khi mẹ chưa biết bầu 3 tháng giữa nên ăn gì. Nguyên nhân là vì bông cải xanh rất giàu vitamin C, K, A, chất xơ, folate và canxi. Trong đó:

  • Vitamin C: Giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch;
  • Vitamin K: Hỗ trợ thai nhi phát triển xương và làm giảm các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu;
  • Vitamin A: Giúp trẻ phát triển thị giác hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, chất xơ giúp mẹ no lâu và kiểm soát cân nặng tốt hơn; folate góp phần giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh còn canxi hỗ trợ bé phát triển hệ xương khớp vượt trội – đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ.

7. Măng tây

Mẹ bầu nên ăn gì để vào con 3 tháng giữa mà không sợ tăng cân? Đáp án chính là măng tây. Đây là một loại thực vật được Bộ Y tế mệnh danh là “vua dinh dưỡng” của các loại rau. Nguyên nhân là vì măng tây:

  • Giàu vitamin C: Trung bình trong 100g măng tây chứa 7.5mg vitamin C – tương đương với 8% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành, giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, khả năng hấp thu sắt để ngăn ngừa bệnh thiếu máu;
  • Giàu axit folic: Trung bình trong 100g măng tây chứa 70mg vitamin C – tương đương với 17% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành, giúp làm giảm nguy cơ gây dị tật ống thần kinh, dị tật nứt đốt sống và ngăn ngừa sớm bệnh thiếu máu do thiếu folate ở thai nhi,

Lưu ý, nếu ăn quá nhiều măng tây, mẹ sẽ gặp một số tác dụng phụ gây khó tiêu và đầy hơi. Tuy nhiên, măng tây hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng bất lợi nào gây hại cho mẹ hoặc thai nhi. Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không xảy ra, mẹ vẫn có thể ăn măng tây với số lượng tùy thích.

8. Rau lá xanh

Rau lá xanh thực sự là một “suối nguồn” dinh dưỡng dồi dào bởi nó cung cấp cho mẹ bầu rất nhiều vitamin A, C, K, E, canxi, sắt, chất xơ và folate. Nghiên cứu cho thấy, tần suất ăn các loại rau lá xanh của mẹ trong tam cá nguyệt thứ hai có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng sau khi sinh ra của trẻ. Cụ thể, mẹ bầu ăn rau lá xanh cách ngày hoặc hàng ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ có xu hướng sinh con nặng hơn 380g (đối với bé trai) và 500g (đối với bé gái) so với những trẻ được sinh ra từ mẹ chỉ ăn rau từ 1 – 2 lần một tuần.

Do đó, nếu muốn trẻ sinh ra không bị nhẹ cân, mẹ nên cân nhắc ăn rau xanh thường xuyên hơn, đồng thời kết hợp thay đổi luân phiên các loại rau khác nhau để làm đa dạng khẩu phần ăn của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại rau lá xanh tốt cho bà bầu mà mẹ có thể ăn gồm: cải bó xôi, xà lách xoong, cải xoăn, rau muống, rau má, xà lách Romaine, bắp cải Brussels, bông cải xanh,..

9. Hạnh nhân

Nghiên cứu cho thấy, ăn hạnh nhân có thể giúp cho cho hệ lợi khuẩn trong đường ruột tăng lên, từ đó giúp mẹ ổn định hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe đường ruột. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng đối với mẹ bầu vì nó cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn nhằm hỗ trợ thai nhi phát triển vượt trội.

10. Hạt chia

Hạt chia được coi là một “siêu thực phẩm” cực kỳ bổ dưỡng trong thai kỳ vì chúng chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt một số khoáng chất chính có trong hạt chia – chẳng hạn như kẽm, selen và mangan – có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi. Để bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn mỗi ngày, mẹ có thể cho khoảng 10 – 15g hạt chia vào cốc sinh tố trái cây hay món salad trộn của mình là được.

Hạt chia là gì, kỵ với gì? Công dụng, cách dùng, giá tiền và nơi bán - Tâm  Minh Đường

Mỗi ngày mẹ có thể ăn khoảng 2 muỗng canh hạt chia để bổ sung đầy đủ khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

11. Hạt điều

Hạt điều là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin K. Vitamin K rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó hỗ trợ làm đông máu, duy trì huyết áp và ngăn mẹ bị xuất huyết quá nhiều trong thai kỳ. Tương tự, thai nhi khi được bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin K sẽ ngăn ngừa được các triệu chứng rối loạn máu khó đông – một tình trạng gây xuất huyết liên tục có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ lúc chào đời.

12. Mẹ bầu 3 tháng giữa nên quả bơ

Mẹ bầu cần ăn bơ trong 3 tháng giữa thai kỳ vì bơ giàu chất béo không bão hòa, axit folic, và vitamin E, hỗ trợ sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, chất béo trong bơ còn giúp cơ thể hấp thu vitamin A, D, E, K, cần thiết để duy trì sức khỏe ổn định cho cả mẹ và bé. Bơ cũng chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm táo bón ở bà bầu. Tuy nhiên, mẹ hãy kiểm soát khẩu phần bơ, không nên ăn nhiều hơn 1 quả bơ mỗi ngày để tránh bị tăng cân quá mức.

13. Chuối chín

Chuối chín chứa rất nhiều kali, giúp mẹ cân bằng huyết áp và giảm nguy cơ phù nề. Vitamin B6 hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi, cải thiện chức năng miễn dịch và sản sinh huyết sắc hemoglobin, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung pectin từ chuối trong 4 tuần liên tục giúp cải thiện sức khỏe niêm mạc ruột, hỗ trợ mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tạo điều kiện để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

14. Cam, quýt, bưởi

Cam, quýt, bưởi chứa rất nhiều vitamin C, hỗ trợ hấp thu sắt, tăng cường hệ miễn dịch và phát triển hệ thống mạch máu. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp thai nhi tăng cường sản xuất collagen – một mạng lưới gồm nhiều bó sợi protein liên kết chặt chẽ với nhau được chứng minh là có khả năng tăng cường độ kết dính, sinh sôi, xâm lấn của tế bào da và xương, giúp bé phát triển hoàn thiện.

Công dụng thần kỳ của những loại trái cây họ cam quýt

Cam, quýt, bưởi giúp thai nhi tăng cường sản xuất collagen

15. Trứng

Trứng chứa hơn 13 loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, ăn trứng mỗi ngày trong liên tục 6 tháng từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 hoàn toàn có thể giúp mẹ giảm 47% tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện kết quả sinh nở và sự phát triển trí não của trẻ sau khi chào đời. Tuy nhiên, khi chế biến trứng, mẹ nên nấu chín kỹ, không nên ăn trứng lòng đào để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

16. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia, hạt vừng,…cung cấp cho mẹ và thai nhi rất nhiều chất béo omega-3, vitamin E và khoáng chất. Trong đó, vitamin E bảo vệ tế bào khỏi tổn thương trước các tác động oxy hóa còn magiê, kẽm, canxi, sắt hỗ trợ xương, hệ miễn dịch và quá trình sản xuất máu.

Đặc biệt, chất béo omega-3 có trong các loại hạt còn có thể giúp thai nhi phát triển vượt trội về não bộ và hệ thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, con của những bà mẹ được ăn 57 – 85g hạt mỗi tuần khi mang thai có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ, khả năng tập trung và chỉ số IQ khi trưởng thành. Do đó, nếu muốn con trẻ thông minh hơn, mẹ hãy tăng cường ăn các loại hạt thường xuyên trong thai kỳ.

17. Các loại đậu

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện? Đáp án chính là các loại đậu. Một số loại đậu, chẳng hạn như đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ, đậu xanh đều mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi bởi chúng chứa nhiều chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể:

  • Đậu nành: Giàu canxi, giúp xương và răng của thai nhi phát triển khỏe mạnh;
  • Đậu lăng: Cung cấp hàm lượng đạm cao, hỗ trợ phát triển cơ bắp, mạch máu và tế bào của thai nhi.
  • Đậu đỏ: Chứa nhiều sắt, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu;
  • Đậu xanh: Giàu kali, magiê và chất xơ – những hợp chất được chứng minh là có khả năng giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ bị cao huyết áp trong thai kỳ.
Các loại đậu tốt cho sức khỏe như thế nào bạn đã biết?

Mỗi loại đậu khác nhau sẽ đem tới cho thai nhi những lợi ích sức khỏe khác nhau

18. Hoa quả sấy khô

Tương tự như hoa quả tươi, hoa quả sấy khô mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho thai nhi vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trong đó, vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch còn vitamin A, E giúp phát triển thị giác và não bộ. Bên cạnh đó, các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi tăng cường sức khỏe xương, răng và hỗ trợ phát triển tế bào. Tuy nhiên, mẹ hãy hạn chế ăn quá nhiều trái cây sấy khô do chứa thường chứa lượng đường cao, dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.

19. Mang thai 3 tháng giữa nên ăn khoai lang

Khoai lang chứa rất nhiều beta-carotene – một tiền chất khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A hỗ trợ phát triển thị giác, hệ miễn dịch, phổi, tim, thận và các cơ quan khác của thai nhi. Nhờ đó, ăn khoai lang cũng giúp thai nhi phòng ngừa được nhiều dị tật bẩm sinh (chẳng hạn như dị tật hở hàm ếch) và kích thích trẻ tăng trưởng đạt chuẩn.

20. Ăn đa dạng rau củ quả nhiều màu sắc

Tương tự như khoai lang, các loại rau củ quả sáng màu thường chứa nhiều hợp chất flavonoids (alpha / beta / gamma-carotene, beta-cryptoxanthin) có khả năng chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể. Ngược lại, các loại rau củ quả tối màu thường chứa nhiều sắt, sắt, vitamin K, C, E và folate. Bằng cách ăn đa dạng rau củ quả nhiều màu sắc, mẹ bầu sẽ cung cấp được cho thai nhi đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó hạn chế các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và tăng cơ hội phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

Nhu cầu vitamin và chất khoáng của người mẹ mang thai và nuôi con bú

Rau củ quả nhiều sắc thường chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu không thể bỏ qua:
  • Bà bầu nên ăn gì? 30 thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi
  • Ăn gì để vào con không vào mẹ, con khỏe mạnh mẹ mi nhon

Lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên biết

Sau khi biết được bầu 3 tháng giữa nên ăn gì, mẹ cần lắng nghe thêm những lời khuyên dinh dưỡng sau để đảm bảo sức khỏe bản thân và giúp thai nhi phát triển ổn định:

  • Uống đủ nước: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu 3 tháng giữa nên uống ít nhất 1.8 lít nước lọc mỗi ngày. Mẹ có thể thay thế nước lọc bằng nước dừa hoặc nước ép hoa quả tùy thích. Việc uống đủ nước sẽ giúp mẹ ngăn ngừa táo bón, tăng cường thải độc và giảm nguy cơ sinh non.
  • Chú ý an toàn thực phẩm: Tránh ăn thịt sống, thịt tái, trứng sống, trứng lòng đào, cá sống, hải sản sống vì có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho thai nhi.
  • Tránh xa thực phẩm không lành mạnh: Mẹ cũng nên hạn chế ăn đồ hộp, đồ chứa chất bảo quản, món chiên ngập dầu, đồ ngọt, đồ có chứa cafein và rượu bia để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Vì thế, mẹ nên hạn chế tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm để giữ sức khỏe ổn định. Tốt nhất, trong 3 tháng giữa, mẹ bầu nên tăng khoảng 1 – 1.5kg / tuần.
  • Vận động trong thai kỳ: Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên giúp mẹ giảm đau lưng, ngăn ngừa táo bón, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch và sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Các bài tập như yoga, đi bộ là lựa chọn rất tốt để mẹ bầu nâng cao sức khỏe trước khi lâm bồn.

Cuối cùng, mẹ hãy luôn nhớ tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo bổ sung vitamin và khoáng chất theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tự duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

You may also like